Air M2 mang đến một diện mạo hoàn toàn mới lạ cùng con chip mới cho dòng laptop văn phòng của Apple. Nhưng với mức giá cao hơn mà ổ cứng SSD lại chạy chậm hơn, máy dễ nóng thì liệu có nên chọn Air M2 thay vì Air M1 vốn có mức giá rẻ hơn?
Thiết kế
Mới đây, dòng MacBook Air đã cho ra mắt một thiết kế hoàn toàn mới. Lấy cảm hứng mạnh mẽ từ các dòng MacBook Pro 14 và 16 inch, Air M2 chuyển từ kiểu dáng hình nêm trước kia sang thiết kế vuông vức - đến cả phần dày nhất của máy cũng mỏng hơn chút so với Air M1. Cá nhân tôi thích thiết kế này, dù vẫn chưa hài lòng ở một điểm duy nhất là nó khó nhấc lên hơn Air M1. Dáng bo góc hình nêm của MacBook Air M1 làm cho việc nhấc máy lên từ phía trước rất đơn giản, nhưng Air M2 thì lại có kiểu dáng đế phẳng nên hơi khó để luồn tay xuống dưới.
Cổng kết nối
Và đây là phần khác biệt nhất - phiên bản Air M2 đã đem cổng sạc MagSafe quay trở lại với dòng MacBook Air. Ngoài ra, jack cắm 3.5mm đã được nâng cấp để hỗ trợ cho tai nghe có trở kháng cao. Mặt khác, mỗi chiếc laptop có hai cổng cắm USB Type-C và Thunderbolt ở cạnh trái. Với M2 Air, việc đem cổng sạc MagSafe quay lại có tác dụng mở ra một trong số các cổng Thunderbolt khi sạc pin.
Cổng kết nối của MacBook Air M1 và M2
Bàn phím và trackpad
Bàn phím của Air M2 hơi khác so với bàn phím của Air M1 nhưng sự thay đổi cũng không quá rõ nét. Thật khó để nói tôi thích phiên bản nào hơn. Phần cải tiến lớn nhất ở bàn phím Air M2 là dãy phím chức năng, ở phiên bản trước đây thì dãy phím này có độ nhô bằng một nửa hiện tại. Tôi nhận thấy các dãy phím hàng trên cùng có kích thước lớn hơn, nhất là khi dùng cảm biến vân tay. Nút cảm biến hình tròn, lõm xuống giống phiên bản cỡ lớn hơn của nó ở MacBook Pro 14 và 16 inch. Trackpad của Air M2 cũng lớn hơn trackpad của Air M1 chút và đem lại phản hồi xúc giác khác biệt. Tôi ưng phần phản hồi xúc giác của trackpad Air M1 hơn nhưng phiên bản Air M2 cũng rất tuyệt.
Màn hình, notch và camera
Màn hình của MacBook Air M2 ra mắt mới đây là một bước tiến so với Air M1. Màn hình của Air M2 nhìn chung thì lớn hơn, phần viền trên cũng mỏng hơn nhưng độ phân giải ngang thì không đổi. Phần viền trên mỏng đi cũng đồng nghĩa với việc MacBook Air M2 có phần notch giống như dòng MacBook Pro ra mắt trước đây với phần notch cỡ lớn hơn. Thường thì tôi chẳng để ý đến nó mấy nhưng thi thoảng, khi có nhiều cửa sổ chương trình đang mở thì một số sẽ bị đẩy qua bên phải khiến cho bên trên màn hình trông lộn xộn chút. Phần notch ấy cũng giúp nâng tầm chất lượng camera. Camera FaceTime HD 720p của MacBook Air M1 đã được thay thế bởi camera FaceTime HD 1080p của MacBook Air M2.
Đây là một bước cải tiến, như những gì bạn thấy trong video, còn nếu bạn muốn camera chất lượng tốt hơn nữa thì có thể dùng Continuity Camera với hệ điều hành MacOS Ventura. Màn hình của Air M2 cũng có độ sáng lớn hơn Air M1 100 nit, điều này có thể giúp ích khi dùng máy ở nơi có ánh sáng mạnh. Nhưng về công nghệ màn hình Mini-LED và tần số làm mới thì MacBook Air M2 vẫn phải ngả mũ trước MacBook Pro 14 và 16 inch.
Ổ cứng SSD chạy chậm hơn
Kiểm tra tốc độ của ổ cứng SSD tại thời điểm 6:45 trong video.
Một trong hai “vấn đề” chính của MacBook Air M2 là việc tốc độ ổ cứng SSD bị giảm đi so với phiên bản tiêu chuẩn. Với Air M2, Apple chuyển từ sử dụng chip 128GB NAND sang chip 256GB NAND nên giờ thì laptop Air M2 chỉ dùng một chip đơn. Điều này dẫn đến việc giảm mạnh về tốc độ đọc ghi SSD. Ta sẽ dễ dàng phát hiện hiện tượng này khi truyền một lượng đáng kể dữ liệu, cũng như khi bộ nhớ trong của máy tính bản tiêu chuẩn đầy hết 8GB và máy tính phải dùng đến ổ cứng SSD để truyền tải dữ liệu. Kể cả khi tốc độ ổ cứng SSD đo được thấp hơn tốc độ của bản tiêu chuẩn Air M2, hầu hết người dùng không nhận ra sự khác biệt khi dùng máy, đặc biệt khi dùng Air M2 để chỉnh sửa tài liệu, xem video, lướt web và tương tự.
So sánh hiệu suất của M1 và M2
Nhưng còn hiệu suất CPU thực tế của Air M2 thì sao? Chà, đó là một trường hợp khác của câu “hầu hết người dùng không nhận ra sự khác biệt khi dùng máy”. Dựa theo các tiêu chuẩn, Air M2 ổn hơn so với Air M1 nhưng Air M2 có bộ phận tản nhiệt nhỏ hơn. Cả hai phiên bản đều không có quạt ở hệ thống làm mát tích cực nhưng Air M1 lại sở hữu bộ tản nhiệt kim loại lớn hơn rất nhiều. Điều này có nghĩa rằng khi làm việc với cường độ lớn và liên tục thì cả hai đều bị nóng và thậm chí là bị giảm hiệu suất. Lại nói, dù cho những con chip họat động hiệu quả đến đâu, có một sự thật là cả hai phiên bản này đều không thể thay thế máy trạm. Mọi người nên hiểu rõ điều này.
Bên trong máy MacBook Air M2 (trái) và MacBook Air M1 (phải)
Một số người rất muốn xem Air M2 có vượt trội hơn Air M1 chút nào không nên đã thử nó với miếng dán tản nhiệt dùng được cho Air M1 nhưng tôi không khuyến khích hành động này.
Bước đột phá rõ rệt nhất của Air M2 so với Air M1 là thành quả của việc nâng cấp media engine. Bộ mã hóa phần cứng H264 và H265 ở Air M1 sẽ được hỗ trợ bởi bộ mã hóa phần cứng dành cho ProRes và ProRes RAW. Nếu bạn hay phải làm việc với các video, bạn sẽ hiểu rằng việc nâng cao hiệu suất đồng thời làm tăng tốc độ mã hóa phần cứng. Nên nếu bạn muốn xử lý video với tính năng ProRes thường xuyên và muốn máy nhẹ thì Air M2 là một trợ thủ đắc lực.
Air M1, Air M2 hay Pro M1?
Không có lựa chọn nào phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn sở hữu một chiếc MacBook Air M1 và hài lòng với nó, tôi cũng sẽ ủng hộ bạn trừ khi bạn thật sự thích thiết kế mới và cổng sạc MagSafe. Nếu bạn còn đang dùng các linh kiện cũ của Intel, MacBook Air M2 là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nó có thừa khả năng xử lý nhiều trường hợp sử dụng mà vẫn là một chiếc laptop đúng nghĩa, xách tay được và gọn nhẹ.
Nếu rốt cuộc thì bạn vẫn muốn chuyển sang dùng chipset Apple Silicon, tôi mong bạn cân nhắc việc dùng một chiếc MacBook Air M1 cũ. Nếu mua mới thì MacBook Air M1 cũng đã rẻ hơn Air M2 gần 5 triệu đồng. Nếu bạn dùng hàng cũ, bạn có thể lựa được một chiếc máy có giá rẻ hơn giá ban đầu của Air M2 tầm hơn 9 triệu cho đến mức gần 19 triệu đồng. Làm thế thì bạn sẽ hời rất nhiều. Cân nhắc về hiệu suất thì với hầu hết trường hợp sử dụng, Air M1 và Air M2 không quá khác biệt nên chẳng dại gì mà không tiết kiệm hơn 9 triệu đồng kia.
Và cuối cùng, nếu bạn biết mình sẽ phải chỉnh sửa video liên tục trên máy hoặc làm việc trên laptop với cường độ cao và xuyên suốt thì tôi có gợi ý khác là MacBook Pro M1 14 inch. Nó sẽ có nhiều cổng kết nối hơn, màn hình rộng hơn, chip mạnh hơn và thêm cả hệ thống làm mát tích cực. Xét về mọi mặt thì nó không quá đắt so với Air M2. MacBook Pro 14 inch với bộ nhớ trong 16GB và một ổ cứng 512GB thường được rao bán với giá 42 triệu đồng trên Amazon. Bộ nhớ và cấu hình bộ nhớ tương tự ở phiên bản Air M2 giúp nó có mức giá 37,4 triệu đồng. Nếu nâng cấp từ GPU 8 nhân lên GPU 10 nhân thì giá bán sẽ lên đến gần 40 triệu đồng.
Vậy nên ở đây không có lựa chọn nào “sai” cả. Mỗi chiếc laptop đều phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của chúng - chỉ cần tìm ra xem bạn là kiểu đối tượng nào thôi
|