Kiến trúc GPU xử lý đồ họa thế hệ mới của AMD hoàn toàn có thể khai thác thiết kế chiplet giống như CPU Ryzen hiện tại, thay vì dùng thiết kế monolithic 1 die duy nhất như hiện giờ, dựa vào những tài liệu bản quyền mới nhất của AMD vừa mới đăng ký vào tháng 12/2020 tại Mỹ.
AMD cũng phân tích nguyên do đến bây giờ GPU vẫn phải sử dụng thiết kế monolithic die trong tài liệu đăng ký bản quyền: “Cơ bản, mô hình lập trình sử dụng sức mạnh của GPU để chia tác vụ ra nhiều luồng xử lý song song thường không hiệu quả. Lý do tính năng xử lý song song rất khó chia việc vào nhiều cụm chip xử lý hay chiplet, vì khi ấy đồng bộ hóa tài nguyên dữ liệu dùng chung trong toàn bộ hệ thống để tạo ra trật tự nhất quán về bộ nhớ cho các ứng dụng vừa khó vừa đắt đỏ.” Không dừng lại ở đó, AMD cho biết thêm: “Ở góc nhìn logic, các ứng dụng đều được viết dựa trên tư duy hệ thống chỉ có một GPU duy nhất. Điều này nghĩa là ngay cả khi hệ thống có nhiều nhân GPU cùng hoạt động, phần mềm cũng chỉ được lập trình để tận dụng sức mạnh của một GPU. Vì thế trước giờ rất khó ứng dụng thiết kế chiplet vào kiến trúc GPU.”
Để giải quyết được những vấn đề mà AMD đặt ra ở trên, họ dùng liên kết thụ động với băng thông cao để đồng bộ hóa các nhân GPU trong cụm chiplet, từ đó cho phép GPU đồng bộ hóa với CPU. AMD cũng đã có sẵn tính năng Smart Access Memory cho anh em sử dụng cả CPU Ryzen lẫn Card đồ họa Radeon, và giải pháp liên kết thụ động sẽ cho phép AMD mở rộng tiềm năng của Smart Access Memory. Theo Videocardz, với thiết kế chiplet, một GPU chính sẽ đảm nhiệm vai trò “dẫn đường” kết nối để những GPU còn lại vận hành theo thông qua liên kết thụ động.
AMD cũng phân tích nguyên do đến bây giờ GPU vẫn phải sử dụng thiết kế monolithic die trong tài liệu đăng ký bản quyền: “Cơ bản, mô hình lập trình sử dụng sức mạnh của GPU để chia tác vụ ra nhiều luồng xử lý song song thường không hiệu quả. Lý do tính năng xử lý song song rất khó chia việc vào nhiều cụm chip xử lý hay chiplet, vì khi ấy đồng bộ hóa tài nguyên dữ liệu dùng chung trong toàn bộ hệ thống để tạo ra trật tự nhất quán về bộ nhớ cho các ứng dụng vừa khó vừa đắt đỏ.” Không dừng lại ở đó, AMD cho biết thêm: “Ở góc nhìn logic, các ứng dụng đều được viết dựa trên tư duy hệ thống chỉ có một GPU duy nhất. Điều này nghĩa là ngay cả khi hệ thống có nhiều nhân GPU cùng hoạt động, phần mềm cũng chỉ được lập trình để tận dụng sức mạnh của một GPU. Vì thế trước giờ rất khó ứng dụng thiết kế chiplet vào kiến trúc GPU.”
Để giải quyết được những vấn đề mà AMD đặt ra ở trên, họ dùng liên kết thụ động với băng thông cao để đồng bộ hóa các nhân GPU trong cụm chiplet, từ đó cho phép GPU đồng bộ hóa với CPU. AMD cũng đã có sẵn tính năng Smart Access Memory cho anh em sử dụng cả CPU Ryzen lẫn Card đồ họa Radeon, và giải pháp liên kết thụ động sẽ cho phép AMD mở rộng tiềm năng của Smart Access Memory. Theo Videocardz, với thiết kế chiplet, một GPU chính sẽ đảm nhiệm vai trò “dẫn đường” kết nối để những GPU còn lại vận hành theo thông qua liên kết thụ động.
AMD nói rằng thiết kế GPU chiplet của họ chia SoC thành những cụm GPU độc lập, với bộ nhớ đệm riêng cho từng cụm chiplet. Nhờ đó, chính bản thân bộ nhớ đệm cũng có thể đồng bộ hóa và tương tác với những tài nguyên khác trong hệ thống để quá trình xử lý trở nên đồng nhất.